Tư Phúc Lăng
Tư Phúc Lăng
Tư Phúc Lăng
Tư Phúc Lăng
Tư Phúc Lăng
Tư Phúc Lăng

Giới thiệu

Giá: Đang cập nhật

Số điện thoại: 0363.281.122

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: bqlditichnhatrandt@gmail.com

Địa chỉ: Núi Bãi Bắn, thôn Trại Lốc Xã An Sinh, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh

Tư Phúc lăng (Lăng vua Trần Thái Tông, vua Trần Thánh Tông và nơi táng vua Trần Giản Định) Lăng Tư Phúc tọa lạc tại thôn Trại Lốc, xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Lăng Tư Phúc nằm trên  một quả đồi thấp phía sau đền An Sinh, cách đền An Sinh qua hồ Sư Phạm. Năm 1381, nhà Trần cho chuyển thần vị (bài vị) các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông  từ  Long Hưng (Thái Bình) về thờ phụng tại lăng Tư Phúc ở An Sinh. Việc chuyển thần vị của các vua từ Long Hưng về An Sinh được sử sách chép là nhằm tránh sự phá hoại của quân Chiêm Thành. Theo ghi chép của các sách thời Nguyễn, lăng Tư Phúc là nơi thờ thần tượng của hai vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và nơi táng của vua Trần Giản Định. Trần Thái Tông là vua mở nghiệp của nhà Trần, tên thật là Trần Bồ sau đổi tên thành Trần Cảnh, là con thứ của Thái tổ Trần Thừa. Vua Trần Thái Tông sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần (1218), khi mới 8 tuổi đã làm Chi hậu ... Xem nhiều hơn

Dịch vụ

Bản đồ

Giới thiệu

×

Tư Phúc lăng (Lăng vua Trần Thái Tông, vua Trần Thánh Tông và nơi táng vua Trần Giản Định)

Lăng Tư Phúc tọa lạc tại thôn Trại Lốc, xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Lăng Tư Phúc nằm trên  một quả đồi thấp phía sau đền An Sinh, cách đền An Sinh qua hồ Sư Phạm. Năm 1381, nhà Trần cho chuyển thần vị (bài vị) các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông  từ  Long Hưng (Thái Bình) về thờ phụng tại lăng Tư Phúc ở An Sinh. Việc chuyển thần vị của các vua từ Long Hưng về An Sinh được sử sách chép là nhằm tránh sự phá hoại của quân Chiêm Thành.

Theo ghi chép của các sách thời Nguyễn, lăng Tư Phúc là nơi thờ thần tượng của hai vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và nơi táng của vua Trần Giản Định.

Trần Thái Tông là vua mở nghiệp của nhà Trần, tên thật là Trần Bồ sau đổi tên thành Trần Cảnh, là con thứ của Thái tổ Trần Thừa. Vua Trần Thái Tông sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần (1218), khi mới 8 tuổi đã làm Chi hậu chính của Triều Lý rồi kết duyên với vua Lý Chiêu hoàng. Năm 1225, ông được vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi, đánh dấu sự chuyển giao quyền lực từ nhà Lý (1009 - 1225) sang nhà Trần. Trần Thái Tông ở ngôi hơn 32 năm (1225 - 1259), làm Thái Thượng hoàng 19 năm, ông mất ngày 01 tháng 4 năm Đinh Sửu (1277) tại cung Vạn Thọ, thọ 60 tuổi. Vua được sử sách ghi nhận là người khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, khi đã lên ngôi, đặt khoa mục, dùng hiền tài, định lễ nghi, đặt hình luật, điển chương, chế độ rõ rệt đáng kể. Ông là người đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh thắng cuộc xâm lược của quân Nguyên - Mông lần thứ nhất năm 1258, bảo vệ toàn vẹn biên cương bờ cõi, viết lên một trong những trang sử chói lọi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đến khi nhường ngôi, lui về ở Bắc cung ông học hỏi, tìm hiểu kinh sách của Phật giáo, do đó ông là người hiểu rõ ý nghĩa tinh sâu của Phật pháp. Năm 1277, sau khi vua băng hà ở cung Vạn Thọ được táng tại Chiêu lăng (nay thuộc thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Năm 1381 thần tượng được rước về lăng Tư Phúc ở An Sinh.

Trần Thánh Tông là vị vua thứ hai của triều Trần, tên húy là Trần Hoảng, ông là con trưởng của vua Trần Thái Tông, sinh ngày 25 tháng 9 năm Canh Tý (1240) và ngay lập tức được lập là Đông cung Hoàng Thái Tử. Ngày 24 tháng 2 năm Mậu Thân (1258), sau khi đánh thắng quân Nguyên - Mông lần thứ nhất, Trần Thánh Tông được vua cha Trần Thái Tông nhường ngôi, đổi niên hiệu là Thiệu Phong, xưng làm Nhân Hoàng, tôn vua cha thành Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng hoàng. Vua ở ngôi 21 năm, làm Thái Thượng hoàng 12 năm, mất ngày 25 tháng 5 năm Trùng Hưng thứ 6 (1290) tại cung Nhân Thọ, thọ 51 tuổi. Vua Trần Thánh Tông được sử sách ghi nhận là người trung hiếu, nhân từ, tôn người hiền, trọng kẻ sĩ; cha làm ra trước, con nối về sau, cơ nghiệp của nhà Trần được bền vững. Ông là vị vua văn võ song toàn, người đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh thắng cuộc xâm lược của quân Nguyên - Mông lần thứ 2 (1285) và lần thứ 3 (1288), làm nên một Bạch Đằng nổi tiếng trong lịch sử quân sự Việt Nam và thế giới. Ông còn là một nhà thơ tài ba và đặc biệt còn là người nghiên cứu uyên thâm giáo lý, kinh sách của đạo Phật. Năm 1290, sau khi vua mất được táng vào Dụ lăng ở Tam Đường (Thái Bình). Năm 1381, thần tượng được rước về lăng Tư Phúc ở An Sinh, Đông Triều.

Trần Giản Định tên thật là Trần Ngỗi, là con thứ của vua Trần Nghệ Tông, dưới thời Trần được phong làm Giản Định vương, nhà Hồ thay nhà Trần (1400) đổi phong ông là Nhật Nam quận vương. Khi quân Minh đánh bại quân dân nhà Hồ, Trần Ngỗi phải trốn về Mô Độ (Ninh Bình). Lúc ấy tại Mô Độ, Trần Triệu Cơ đang tụ tập lực lượng để chống lại quân Minh nên lập ông làm chủ. Ngày 02 tháng 10 năm Đinh Hợi (1407) ông lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Khánh Hưng, lập nên nhà Hậu Trần. Sử gọi ông là Giản Định Đế. Sau một thời gian tổ chức chống lại giặc Minh, tháng 7 năm 1409, Giản Định Đế bị giặc Minh đưa về Kim Lăng (Trung Quốc)([1])

Cũng giống như các lăng tẩm khác, trải qua thời gian lăng Tư Phúc nay chỉ còn là những phế tích dưới lòng đất. Tại đây, năm 2009 các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết đường Thần Đạo ở sườn đồi phía Nam, dấu vết khu trung tâm nằm trên đỉnh núi với Chính Tẩm ở giữa và là nơi cao nhất. Các dấu vết này cho thấy lăng Tư Phúc được xây dựng trên đỉnh quả đồi, mặt quay về hướng Nam, đường Thần Đạo nằm trên trục chính tâm từ trên núi lên trung tâm của khu lăng.

Kết quả khai quật cũng đồng thời phát hiện các dấu vết kiến trúc và nhiều loại hình di vật của thời Lê và thời Nguyễn, trong đó có nhiều loại đồ dùng cao cấp, những di tích, di vật này cho thấy triều Lê, đặc biệt là nhà Lê Trịnh đã rất quan tâm đến việc trùng tu, tôn tạo lăng Tư Phúc, trong khi đó hầu hết các lăng tẩm còn lại chỉ được bảo vệ nguyên trạng mà không được trùng tu.

Năm 2016, Uỷ ban nhân dân thị xã Đông Triều phối hợp với Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Ban quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Ninh tổ chức khai quật khảo cổ di tích lăng Tư Phúc.

Việc tổ chức khai quật khảo cổ lăng Tư Phúc là cơ sở cung cấp đầy đủ những cứ liệu khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá vị trí, vai trò của di tích trong hệ thống các di tích nhà Trần tại Đông Triều. Từ đó tiến hành lập dự án đầu tư tu tổ, tôn tạo và phục hồi di tích trong thời gian tới.  

Sáng ngày 21/1/2021, UBND thị xã Đông Triều đã tổ chức lễ động thổ tu bổ, tôn tạo Lăng Phụ Sơn và lăng Tư Phúc, tổng kinh phí đầu tư tu bổ, tôn tạo 2 lăng mộ nói trên khoảng 10 tỷ đồng do Tập đoàn VinGroup tài trợ. Lăng Tư Phúc được xây dựng, trùng tu, tôn tạo trên diện tích xấp xỉ 2ha, Lăng Phụ Sơn hơn 1,5ha với các hạng mục gồm chính tẩm; nghi môn; cổng chính; hành lang tả, hữu cùng các công trình phụ trợ như sân hành lễ, tả vu, hữu vu, đường hành lễ, vườn hoa, cây xanh…vv.

 


[1] Theo “Trần Triều thánh tổ các xứ địa đồ” cuốn sách được cho là viết vào thời Minh Mạng (1820-1840), bản hiện còn do Tiên chỉ làng Đốc Trại là ông Lương Quang Bảo sao chép lại vào ngày 19 tháng 07 năm Bảo Đại thứ 17 (1942). Trong sách này, ngoài bản vẽ về thế núi, mặt bằng các công trình kiến trúc còn lại ở Tư Phúc, sách còn cho biết thông tin, tại đây có ba tấm bia đá được dựng vào ngày 06 tháng 09 năm Minh Mạng thứ 21. Nội dung của ba bia đều ghi: Ngày 06 tháng 9 năm Minh Mạng thứ 21(1840) tạo bia tại lăng hoàng đế Trần Giản Định theo sắc chỉ. Cả ba bia này hiện không còn nữa, tuy nhiên, như đã biết, năm 1840 vua Minh Mạng đã cho dựng bia ghi nhớ vị trí lăng tẩm của các vua Trần ở An Sinh.

 

 

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm