Chùa Trung Tiết
Chùa Trung Tiết
Chùa Trung Tiết
Chùa Trung Tiết
Chùa Trung Tiết
Chùa Trung Tiết
Chùa Trung Tiết
Chùa Trung Tiết
Chùa Trung Tiết
Chùa Trung Tiết

Giới thiệu

Giá: Đang cập nhật

Số điện thoại: 0363.281.122

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: bqlditichnhatrandt@gmail.com

Địa chỉ: Thôn Nghĩa Hưng Xã An Sinh, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh

Chùa Trung Tiết  Chùa Trung Tiết còn có tên gọi khác là chùa Tuyết (tên nhân dân địa phương gọi chệch chữ Tiết thành Tuyết) được tọa lạc trên thôn Nghĩa Hưng xã An Sinh, thị xã Đông Triều, cách đền An Sinh khoảng 2km về phía Đông Bắc. Chùa Trung Tiết được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013 cùng với di tích đền và lăng mộ các vị vua Trần tại Đông Triều.        Theo Đại Việt sử kí toàn thư ghi lại chùa Trung Tiết được xây dựng vào đầu thế kỉ thứ XIV do 2 vị trung thần của vua Trần Anh Tông là Đặng Tảo và Lê Chung xây dựng. Đặng Tảo và Lê Chung là người tài năng, đức độ hết mực trung thành được vua Anh Tông và triều đình coi trọng và tin tưởng. Năm 1320 khi vua Trần Anh Tông băng hà, chỉ có quốc phụ, Đặng Tảo và Lê Chung được tham dự việc viết di chiếu. Triều đình đã cho xây Thái Lăng để di hài của ngài, hai ông tự nguyện dời mồ mả tổ tiên đem gia quyến vợ con về đây sinh sống để ... Xem nhiều hơn

Dịch vụ

Bản đồ

Giới thiệu

×

Chùa Trung Tiết 

Chùa Trung Tiết còn có tên gọi khác là chùa Tuyết (tên nhân dân địa phương gọi chệch chữ Tiết thành Tuyết) được tọa lạc trên thôn Nghĩa Hưng xã An Sinh, thị xã Đông Triều, cách đền An Sinh khoảng 2km về phía Đông Bắc. Chùa Trung Tiết được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013 cùng với di tích đền và lăng mộ các vị vua Trần tại Đông Triều.

       Theo Đại Việt sử kí toàn thư ghi lại chùa Trung Tiết được xây dựng vào đầu thế kỉ thứ XIV do 2 vị trung thần của vua Trần Anh Tông là Đặng Tảo và Lê Chung xây dựng. Đặng Tảo và Lê Chung là người tài năng, đức độ hết mực trung thành được vua Anh Tông và triều đình coi trọng và tin tưởng. Năm 1320 khi vua Trần Anh Tông băng hà, chỉ có quốc phụ, Đặng Tảo và Lê Chung được tham dự việc viết di chiếu. Triều đình đã cho xây Thái Lăng để di hài của ngài, hai ông tự nguyện dời mồ mả tổ tiên đem gia quyến vợ con về đây sinh sống để trông coi lăng mộ, dựng chùa thờ Phật và ở đây suốt đời. Hàng năm khi vua bái yết Thái Lăng, hai ông thường lánh đi chỗ khác, chỉ có ý nguyện ở lại thờ phụng lăng tẩm chứ không đòi hỏi gì khác. Có tài liệu ghi chép lại rằng: thương Đặng Tảo nghèo vua đã ban 20 mẫu ruộng, sai Trần Thế Hưng mang giấy cho, nhưng ruộng này trước kia là của thứ phi Thiên Xuân. Thiên Xuân cứ giữ giấy cũ mà cày cấy, thế mà Đặng Tảo cũng không tranh chấp với bà, Thế Hưng biết chuyện liền tâu thực với vua, vua lập tức thu lại giấy và đem ruộng trả lại cho Đặng Tảo, Đặng Tảo chẳng lấy làm vui mừng. Lê Chung dời mồ mả, bán ruộng đất, đem gia quyến vợ con về Yên Sinh làm nhà ở đấy. Cả 2 người đều ở Yên Sinh đến lúc mất. Sau này vua Trần Nghệ Tông tới Yên Sinh, tưởng nhớ đến 2 vị bề tôi trung thành liền sai Trùng An trùng tu lại chùa cũ của Đặng Tảo và Lê Chung, lại cấp ruộng để thờ cúng và ban tên chùa là chùa Trung Tiết (“Trung” có nghĩa trung thành, hết lòng với người, hết lòng với nước, “Tiết” là danh khí và giá trị con người). Sách Việt sử thông giám cương mục (tập IV, quyển 9) và Đại Nam nhất thống chí cùng ghi về việc này. Trong lịch sử dân tộc Đại Việt không ít những tấm gương thể hiện lòng trung quân ái quốc, song với 2 vị bề tôi dưới thời Trần là Đặng Tảo và Lê Chung đã tận tụy, son sắt một mực vì vua, vì nước mà quên đi lợi ích của gia đình và bản thân đã để lại nét đẹp trong truyền thống văn hóa, đạo lý của người dân Đại Việt.

       Từ xa xưa khi xây dựng công trình kiến trúc tôn giáo, ông cha ta rất coi trọng hướng và thuật phong thủy. Thế đất linh mà các di tích thường chọn phải cao ráo, thoáng mát. Cũng giống như các công trình tôn giáo vào thời ấy, chùa Trung Tiết quay hướng chính Nam. Chùa được xây dựng trên khu đất bằng phẳng, khuôn viên diện tích khoảng 0,5ha, xung quanh có nhiều cây cối cổ thụ. Xưa kia theo lời kể của nhân dân thì trước chùa có hồ nước rộng 2000 mẫu, trong hồ có 3 quả đồi nhỏ gọi là “tiểu tam sơn”. Trước đây đường vào chùa theo lối bờ hồ. Sau chùa, cách chừng 2km theo đường chim bay là lăng mộ vua Trần Anh Tông, xa hơn một chút là núi Bảo Đài có chùa Ngọa Vân, gần hơn là chùa Quỳnh Lâm nơi tổ thứ 2 thiền phái trúc lâm là Pháp Loa từng trụ trì. Từ đây nhìn về chùa Đồng ở Yên Tử và nhìn về chùa Thanh Mai ở Chí Linh, Hải Dương. Những hôm trời quang trông rõ bóng chùa, còn hàng ngày chỉ thấy chập trùng mây vờn núi. Như vậy có thể thấy thời Trần vùng đất này đã từng là trung tâm phật giáo của nước Đaị Việt.

       Chùa Trung Tiết dưới thời Trần, nhà Lê đã được trùng tu lại nhiều lần, trải qua thời gian dài bị thiên nhiên hủy hoại, chùa bị xuống cấp. Thời Nguyễn chùa được trùng tu xây dựng lại, hiện còn tấm bia đá trước cửa chùa ghi nhận việc này. Chùa được xây dựng lại dưới thời Nguyễn bao gồm chùa chính, nhà tổ, nhà mẫu và một số công trình phụ trợ khác như nhà tăng, nhà khách, nhà bếp. Đến trước tháng 3 năm 2018 các tổ hợp kiến trúc chùa Trung Tiết bao gồm:

       Chùa chính:

       Có kiến trúc kiểu chữ Đinh, diện tích 29m2, tường hồi bít đốc, mái lợp ngói đỏ. Gian ngoài là gian bái đường, bên phải thờ Đức Ông, bên trái thờ Thánh Tăng. Tiếp đến là gian hậu cung, được ngăn cách bằng hệ thống cửa cuốn vòm cong rộng 1,16m, cao 1,95m, trên đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt. Cách bài trí tượng thờ trong chùa gồm có 5 cấp thờ: trên cùng là tượng Tam thế đại diện cho vô lượng Phật ở thời quá khứ, hiện tại và vị lai; Cấp thứ hai là tượng Phật Di Đà Tam tôn; cấp thứ 3 là Phật Thích Ca và hai đệ tử là Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát; Cấp thứ 4 là tượng Phật Quan âm chuẩn đề; cấp thứ 5 là tượng Phật Thích Ca sơ sinh.

       Dưới thời Trần Phật giáo phát triển và trở thành quốc giáo. Hệ thống đền, chùa được quan tâm và xây dựng rất nhiều.

       Nhà Tổ:

       Nhà Tổ nằm giữ trung tâm chùa, kiến trúc 3 gian, tổng diện tích 31m2, mái cao 3,2m, bên phải có một cửa phụ đi ra phía sau. Trên mái trang trí hoa văn hoa sen. Từ sân vào nền nhà Tổ cao ba cấp, được lát gạch đỏ thời Trần với 3 cấp nền.

       Nhà Tổ chỉ có gian bái đường, gian giữa là bục tam cấp. Bục thứ nhất là tượng Tam Thế, cấp thứ hai là đồ thờ, cấp thứ ba tượng Bồ Đề Đạt Ma và thị giả.

       Gian bên phải là bục thờ gồm: tượng Đức Ông, Nam Tào, Thổ Thần.

       Gian bên trái thờ tượng Thánh Tăng.

       Nhà Mẫu:

       Nằm bên phải chùa chính, có 2 gian với tổng diện tích là 38m2, kiến trúc tường hồi bít đốc. Bên trong thờ Mẫu tứ phủ, đức Thành Trần và Thổ Thần.

       Hiện nay chùa Trung Tiết còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị, tiêu biểu là các pho tượng có niên đại cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 với những đường nét chạm khắc, màu sắc, hoa văn tinh xảo. Ngoài ra các nhiều hiện vật khác như chân tảng bằng nhiều chất liệu cùng những viên gạch ghi chữ Vĩnh Ninh tường.

       Chùa Trung Tiết nằm trong quần thể khu di tích nhà Trần , có quan hệ mật thiết với Đồng Thái Lăng - lăng mộ của đức vua Trần Anh Tông. Chùa Trung Tiết là nơi thờ phật và thờ Đặng Tảo và Lê Chung - hai bề tôi trung thành của vua Trần Anh tông, vị vua thứ 4 của triều đại nhà Trần. Chùa Trung Tiết được thờ tự theo hình thức tiền Phật hậu Thánh - Mẫu, ngay từ khi mới trùng tu tôn tạo, chùa là nơi hội tụ của vua quan quý tộc triều Trần mỗi khi về thăm viếng và tế lễ khu lăng mộ các vua Trần. Là công trình xây dựng trong thời kì thịnh hưng của Phật giáo, lại là công trình do triều đình xây dựng nên được vương công quý tộc nhà Trần coi trọng và chăm lo tu tạo. Chùa là nơi giáo dục thế hệ sau về đạo lý tốt đẹp dân tộc ta, về nghĩa vụ con người trong việc thực hiện đạo lý “tam cương, ngũ thường” mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị để chúng ta noi theo và học tập.

Chùa Trung Tiết qua nhiều thời kì, xong với những di vật mang phong cách thời Trần vẫn được lưu giữ tại đây, đã phản ánh rõ nét niên đại xây dựng, quy mô cũng như phát triển của kiến trúc thời Trần. Qua các hiện vật như chân tảng kê cột bằng đá nguyên khối trang trí hình hoa sen có niên đại vào thời Trần, gạch, cổ rồng, bia đá, tượng thờ...

Với giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, năm 2012 chùa trung Tiết được UBND tỉnh Quảng Ninh xếp hạng di tích lịch sử cấp Tỉnh. Ngày 9/12/2013 cùng với 13 điểm di tích thuộc Khu di tích nhà Trần, chùa Trung Tiết được công nhận xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt.

Nhằm mục đích bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử quốc gia nhà Trần tại Đông Triều, ngày 10/4/2017 UBND tỉnh đã phê duyệt dự án: bảo tồn, tôn tạo di tích chùa Trung Tiết. Quy mô đầu tư dự án bao gồm: tôn tạo, xây mới Tam Quan, cổng phụ, nhà Mẫu, đền thờ vua và 2 vị trung thần, nhà Tăng, nhà khách,nhà bếp, vệ sinh, sân vườn và hạ tầng kĩ thuật với tổng diện tích 2,25ha. Tổng mức vốn đầu tư dự án trên 79 tỷ đồng bằng nguồn xã hội hóa. Công trình đã được khởi công xây dựng năm 2017 và khánh thành vào năm 2018. Chùa được tôn tạo, xây dựng lại xứng đáng với vị trí, vai trò và ý nghĩa của chùa trong lịch sử và đời sống nhân dân.

 

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm