Hy Lăng
Hy Lăng

Giới thiệu

Giá: Đang cập nhật

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: bqlditichnhatrandt@gmail.com

Địa chỉ: Núi Đạm, thôn Đạm Thủy Xã Thủy An, Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh

Hy lăng (lăng vua Trần Thuận Tông và vua Trần Duệ Tông) Hy lăng là lăng của vua Trần Duệ Tông, tương truyền được xây dựng trên núi Đạm Thủy, gần quán Ngọc Thanh, một quán đạo nổi tiếng được xây dựng từ thời Lý, Trần, một thắng cảnh nổi tiếng xứ Đông. Năm 1399, vua Trần Thuận Tông đã tu đạo tại Ngọc Thanh quán, sau khi bị Hồ Quý Ly buộc phải nhường ngôi cho con mình là hoàng tử Án. Hồ Quý Ly bắt vua Trần Thuận Tông xuất gia theo đạo ở quán Ngọc Thanh nhưng thực chất là giam lỏng vua, sau đó sai người bức tử vua tại Ngọc Thanh. Quán Ngọc Thanh sau đổi thành chùa, quán Ngọc Thanh.  Đầu thời Lê (thế kỷ XV), quán Ngọc Thanh vẫn là một chốn thanh u với những công trình kiến trúc tựa núi, ẩn hiện dưới bóng tùng làm cảnh sắc nơi đây càng trở nên thanh vắng.        Hy lăng là lăng tưởng niệm của vua Trần Duệ Tông. Trần Duệ Tông là vị vua thứ 9 của nhà Trần, tên húy là Trần Kính, con thứ 11 của vua Trần Minh Tông, là em của ... Xem nhiều hơn

Dịch vụ

Bản đồ

Giới thiệu

×

Hy lăng (lăng vua Trần Thuận Tông và vua Trần Duệ Tông)

Hy lăng là lăng của vua Trần Duệ Tông, tương truyền được xây dựng trên núi Đạm Thủy, gần quán Ngọc Thanh, một quán đạo nổi tiếng được xây dựng từ thời Lý, Trần, một thắng cảnh nổi tiếng xứ Đông. Năm 1399, vua Trần Thuận Tông đã tu đạo tại Ngọc Thanh quán, sau khi bị Hồ Quý Ly buộc phải nhường ngôi cho con mình là hoàng tử Án. Hồ Quý Ly bắt vua Trần Thuận Tông xuất gia theo đạo ở quán Ngọc Thanh nhưng thực chất là giam lỏng vua, sau đó sai người bức tử vua tại Ngọc Thanh. Quán Ngọc Thanh sau đổi thành chùa, quán Ngọc Thanh.

 Đầu thời Lê (thế kỷ XV), quán Ngọc Thanh vẫn là một chốn thanh u với những công trình kiến trúc tựa núi, ẩn hiện dưới bóng tùng làm cảnh sắc nơi đây càng trở nên thanh vắng.

       Hy lăng là lăng tưởng niệm của vua Trần Duệ Tông. Trần Duệ Tông là vị vua thứ 9 của nhà Trần, tên húy là Trần Kính, con thứ 11 của vua Trần Minh Tông, là em của 3 vị vua Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông và Trần Nghệ Tông. Ông sinh ngày 2 tháng 6 năm Đinh Sửu (1337), năm 1372 được vua anh là Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ở ngôi 6 năm, ngày 24 tháng 1 năm Đinh Tỵ (1377) tử trận tại thành Đồ Bàn (Bình Định), thọ 41 tuổi.

       Vua Trần Duệ Tông là vị vua có tính cách mạnh mẽ, mang hoài bão chấn hưng quốc gia. Năm 1369, Trần Dụ Tông mất, truyền ngôi cho Dương Nhật Lễ. Nhật Lễ làm vua nhưng bỏ bê công việc, ham chơi lại định đổi họ Trần sang họ Dương. Trước tình hình đó, ông cùng với các tôn thất nhà Trần khác đã giúp Trần Phủ (tức vua Trần Nghệ Tông) thực hiện đảo chính lật đổ và giết chết Dương Nhật Lễ, đưa Trần Phủ lên ngôi, phục hưng lại nhà Trần.

Với hoài bão trấn hưng quốc gia, ngay sau khi được vua Trần Nghệ Tông nhường ngôi, ông để tâm lo toan việc trị nước, kén tướng luyện quân, đặt khoa thi, lấy người tài như Đào Sư Tích, đồng thời vừa chú trọng đề cao ý thức dân tộc, bảo vệ thuần phong mỹ tục, vừa biểu hiện ý thức tự lập, tự cường. Ông lệnh cho quân dân không được mặc áo kiểu người phương Bắc, không bắt chước tiếng nói của các nước Chiêm, quy định về mẫu mã các loại thuyền, xe, kiệu, tán, nghi, trượng và y phục. Thời gian này, lợi dụng nhà Trần suy yếu, quân Chămpa thường xuyên quấy phá vùng biên giới phía Nam của Đại Việt, thậm chí quân Chămpa còn nhiều lần đánh chiếm ra tận kinh đô Thăng Long. Để củng cố độc lập, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, năm 1377 ông thân chinh cầm quân chinh phạt Chămpa, khi tấn công vào kinh đô Vijaya - Đồ Bàn (Bình Định), bị rơi vào phục kích của quân Chămpa, ông tử trận tại Đồ Bàn ngày 24 tháng 01 năm 1377, thọ 41 tuổi. Cái chết của vua Trần Duệ Tông là bước ngoặt lớn đối với nhà Trần thời hậu kỳ, thượng hoàng Nghệ Tông nhu nhược, vốn hoàn toàn dựa vào ông nên khi ông mất đã hoàn toàn dựa vào Hồ Quý Ly, thế nước Đại Việt suy kém, quân Chămpa tự do hoành hành, tàn phá kinh đô Thăng Long. Cơ nghiệp nhà Trần từ đây suy sụp.

       Năm 1377, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông thấy ông vì nước mà bỏ mình nên chiêu hồn về thờ cúng ở Hy lăng và cho lập con trưởng của ông là Kiến Đức đại vương nối nghiệp họ Trần, tức Trần Phế Đế.

       Trên núi Đạm Thủy ngoài dấu vết của chùa - quán Ngọc Thanh ở phía sườn Tây Nam, tại khu vực phía sườn Đông Bắc hiện còn thấy nhiều chân tảng chạm khắc hoa sen cùng rất nhiều loại gạch ngói khác nhau của thời Trần. Đây có thể là những dấu vết còn lại của Hy lăng.

       Năm 2013, Hy lăng đã được khai quật thăm dò khảo cổ học, kết quả cho thấy Hy lăng có quy mô không lớn, được xây dựng theo cấu trúc Chính tẩm ở giữa và ở vị trí cao nhất, bao quanh Chính tẩm là đường chạy đàn và các kiến trúc. Như vậy, nếu xét về phương diện quy mô thì Hy lăng thuộc nhóm có quy mô trung bình so với các lăng tẩm khác của nhà Trần tại Đông Triều.

       Đến năm 2016 Uỷ ban nhân dân thị xã Đông Triều phối hợp với Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Ban quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Ninh tổ chức khai quật khảo cổ di tích Phụ Sơn lăng. Việc tổ chức khai quật khảo cổ Phụ Sơn lăng là cơ sở cung cấp đầy đủ những cứ liệu khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá vị trí, vai trò của di tích trong hệ thống các di tích nhà Trần tại Đông Triều. Từ đó tiến hành lập dự án đầu tư tu tổ, tôn tạo và phục hồi di tích trong thời gian tới.  

 

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm